Ngỗng
là loài gia cầm sống có tính bầy đàn, được nuôi khá phổ biến ở nước ta. Nhiều
điạ phương có những gia đình chuyên nuôi ngỗng, có hộ nuôi cả đàn lớn từ mấy
chục con đến hàng trăm con mỗi lứa. Ngỗng tương đối dễ nuôi, rất phù hợp với
hoàn cảnh miền núi và những địa phương có nhiều bãi cỏ, khe lạch.
Nuôi
ngỗng có nhiều lợi ích, chúng ăn cỏ, ăn rau là chính, ít phải dùng lương thực.
Hằng ngày người ta chăn thả ngỗng ở quanh nhà, những nơi ngỗng có thể dễ dàng
kiếm thức ăn, chúng sẽ tìm cỏ, vặt lá non ăn là chủ yếu, thức ăn hỗn hợp thỉnh
thoảng mới cho ăn chỉ để bổ sung khi ngỗng về chuồng. Cuối ngày chăn thả về
thường người ta cho ngỗng ăn thêm ít thóc, cám, ngô, khoai hoặc sắn băm nhỏ,
thức gì chúng cũng ăn tốt, rất dễ nuôi, chóng lớn, to con, có khối lượng xuất
chuồng cao.
Từ
thịt ngỗng ta có thể chế biến nhiều món ăn ngon như ngỗng quay, ngỗng tẩm bột,
ngỗng xào lăn, ngỗng nướng, ngỗng hấp, v.v… mỗi món có hương vị riêng rất hấp
dẫn. Đặc biệt món ngỗng quay được nhiều người ưa thích, thường có mặt trong các
bữa ăn thịnh soạn vào những ngày vui, ngày tết. Với các gia đình phương Tây,
trong dịp tết và lễ Noel không thể thiếu con ngỗng quay do họ cho rằng ăn thịt
ngỗng quay trong dịp năm mới sẽ gặp may mắn. Còn đối với nhiều gia đình miền
núi nước ta, ở những địa phương nuôi nhiều ngỗng, trong dịp tết Trung thu và
tết mùng chín tháng chín âm lịch cũng thường hay ăn thịt ngỗng.
Ngoài
giá trị ăn uống, thịt ngỗng còn được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh từ
lâu đời. Theo Đông y, thịt ngỗng vị ngọt, tính bình, chủ trị lợi
tạng, ích khí, bổ hư, hoà vị, ngừng tiêu khát. Máu ngỗng cũng được dùng
làm thuốc chữa nấc, buồn nôn:
Chữa
âm hư, cơ thể suy nhược, mất ngủ : Dùng
500g thịt ngỗng, 50g bong bóng cá, 5g táo nhân. Đem tất cả nấu chín làm món ăn.
Trường
hợp bị đau bụng, đầy hơi: Dùng thịt ngỗng hầm thành canh, lấy
nước hầm đó cho gạo vào nấu cháo ăn có tác dụng tốt.
Chữa
tiêu khát: Ninh
thịt ngỗng thật nhừ rồi uống nước.
Chữa buồn nôn : Lấy máu ngỗng cho thêm một ít nước, nấu chín rồi uống. Trước đây để chữa chứng này người ta thường dùng máu ngỗng tươi để uống, mỗi lần 5 – 10ml. Ít năm gần đây, do tình hình dịch cúm gia cầm, chúng ta tuyệt đối không dùng tiết ngỗng sống để chữa buồn nôn vì có thể bị lây bệnh rất nguy hiểm.
Hi
vọng với bài viết trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn về giá trị dinh
dưỡng và công dụng của thịt Ngỗng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét